Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

TÂM SỰ

Tố Hữu

Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không nao núng
Gánh năng đường xa chẳng chuyển lay

Có lẽ ngàn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều nỗi, yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay

Thù, bạn ngày nay đã khác xưa
Nghĩa tình e sớm năng chiều mưa
Chợ giời thật giả đâu chân lý
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa

Tôi kể chuyện xưa có Mỹ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước
Rắn mình em chịu có sao đâu

Chân lý mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm rồi sẽ trong  như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Tín dụng đen: ‘Cơn bão của nợ xấu’


Cập nhật: 15:08 GMT - chủ nhật, 30 tháng 10, 2011
Năm 2010 là thời điểm tăng giá mạnh của tất cả các phân khúc nhà đất tại Hà Nội.
Cơn bão đổ vỡ tín dụng đen bất động sản ở Hà Nội không thể là một hiện tượng ngẫu nhiên.
Mặc dù cơn bão này trở nên ghê gớm hơn hẳn vào tháng 10/2011, nhưng quá trình tích tụ của nó đã xuất phát từ khoảng giữa năm 2010.
Cho đến nay, nhiều người dân Hà Nội vẫn còn ngạc nhiên về chuyện tại sao đã không có một doanh nghiệp bất động sản nào bị “chết” khi thời điểm 30/6/2011 lặng lẽ trôi qua.
Cuối tháng 6/2011 là thời điểm Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành một quy định của đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải kéo giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất còn 22%.
Muốn giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất, các ngân hàng với phần lớn là ngân hàng thương mại nhỏ, phải tăng cường thu nợ từ các con nợ là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và cả những cá nhân đùng “đòn bẩy tài chính” – một hình thức vay mượn margin tại ngân hàng nhằm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận.
Thực ra, đã râm ran khá nhiều tin tức về việc những doanh nghiệp này được ngân hàng “cứu”.
Thậm chí đối với một số doanh nghiệp bất động sản lớn, nợ cũ không những được đảo nợ mà ngân hàng còn bơm thêm một lượng vốn lưu động cho doanh nghiệp để đắp vá vào những công trình dở dang.
Thế nhưng còn cá nhân vay mượn ngân hàng thì sao? Không phải con nợ nào cũng đủ uy tín để ngân hàng duy trì mối quan hệ hữu hảo. Ngân hàng cũng không thể cho khất nợ mãi được. Và rồi điều gì phải đến đã đến.
Vào cuối tháng 9/2011, một quý khất nợ lại trôi qua. Từ trước đó việc thu nợ đã trở thành công tác được ưu tiên.
Nhưng siết nợ vào thời điểm đó cũng giống như một sự đánh đố.
Kinh doanh "rỉ tai"
Tín dụng đen lập ra kênh cho vay không chính thức với lãi suất rất cao.
Thị trường bất động sản Hà Nội đã đóng băng từ tháng 4/2011, giá trị giao dịch nhỏ giọt và nhà đầu tư không làm sao có thể bán được đất dự án hoặc căn hộ mà họ đã trót vay mượn đầu tư từ khi sóng bất động sản còn sôi trào trong năm 2010.
Khi ngân hàng không còn cách nào khác ngoài việc siết nợ, thì những con nợ là đại gia bất động sản cũng không còn lối thoát nào khác ngoài việc tuyên bố “phá sản”.
Từ đầu tháng 10/2011, trên địa bàn Hà Nội đã liên tiếp xảy ra 5-6 vụ vỡ nợ tín dụng đen bất động sản.
Ngoài kênh vay mượn từ ngân hàng, những đại gia bất động sản còn huy động từ nhiều cá nhân với lãi suất rất cao, có thời điểm đến 30-40%/tháng, tương đương với 360-480%/năm.
Khó có người cầm tiền nào giữ được thái độ bình thản trước mức lãi suất khủng khiếp như thế.
Chỉ với 5-6 vụ vỡ nợ bất động sản vừa diễn ra, hậu quả của nó đã lên đến khoảng 10.000 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD), tương đương với vốn hoạt động của một ngân hàng trung bình.
Nhiều gia đình đã lâm vào tình cảnh gần như trắng tay sau “cái chết của bầy thiên nga đen”.
Tại các huyện Phú Xuyên, quận Hà Đông, thị trấn Phùng ở Hà Nội, người dân rồng rắn kéo nhau đi đòi nợ, tạo nên một hình ảnh biểu tình không chính thức.
Sự thật là hậu quả xã hội tiếp liền ngay sau hậu quả kinh tế.
Không khí nháo nhác thất thần của các con nợ cũng phản ánh hiện thực về một mảng thị trường kinh doanh ở Việt Nam, nơi mà đến người nước ngoài từ lâu cũng biết về tâm lý bầy đàn và “nền văn hóa kinh doanh rỉ tai”, mà cuối cùng trở thành cái chợ của sự lừa gạt lẫn nhau.
Trước làn sóng tín dụng đen đổ bể quá nhanh và quá tàn nhẫn, Ủy ban nhân thành phố Hà Nội đã phải phát đi một văn bản khuyến cáo người dân cảnh giác với hoạt động cho vay vốn với lãi suất cao của các cá nhân, tổ chức… Nhưng xem ra mọi việc đã quá trễ.
Cơn bão tín dụng đen bất động sản dường như chỉ mới khởi đầu sự tàn phá dữ dội của nó.
"Tái cấu trúc"
Các công ty bất động sản đang bị đọng vốn lớn vì không bán được hàng ngàn căn hộ.
Nếu quay ngược thời gian và so sánh, sẽ không khó để nhận ra rằng tháng 10 năm 2010 cũng là thời điểm tăng giá mạnh nhất của tất cả các phân khúc nhà đất tại Hà Nội.
Không chỉ đất dự án khu vực phía Tây và phía Đông, mà cả đất thổ cư ở các huyện ngoại thành như Mê Linh, Sóc Sơn cũng vọt lên gấp dôi.
Đó cũng chính là thời điểm mà làn sóng vay mượn của cá nhân, ngân hàng dâng cao.
Tháng 10/2011 lại là thời điểm đáo hạn cho đợt vay mượn từ một năm trước đó.
Hậu quả tất yếu đã xảy ra khi mặt bằng giá đất nền giảm bình quân 20-25%, giá căn hộ trung – cao cấp cũng giảm 10-15%, nhưng cay đắng nhất vẫn là không bán được hàng để trả nợ.
Khoảng 35.000 căn hộ trung – cao cấp đang tồn đọng trên địa bàn Hà Nội cũng là vì thế.
Hẳn nhiên đã thấp thoáng bóng dáng các ngân hàng phía sau những vụ kiệt quệ về khả năng thanh toán, cho dù chưa một ngân hàng nào thừa nhận.
"Không phải ngẫu nhiên mà kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng được xưng danh như một kiểu tái cấu trúc"
Tuy thế, liệu các ngân hàng sẽ còn cầm cự được bao lâu nữa về nợ xấu, nợ khó đòi hay nợ không thể thu hồi khi thời điểm cuối năm 2011 đang đến rất gần, và ngân hàng thương mại còn bắt buộc phải kéo giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất xuống 16% theo chỉ thị của Ngân hàng nhà nước?
Đang có những dư luận và lời đồn đoán xuất hiện ở Hà Nội về khả năng một số ngân hàng nào đó sẽ có thể rơi vào vòng phá sản.
Trong những tháng còn lại của năm 2011, gần như chắc chắn thị trường bất động sản Hà Nội sẽ không có lấy một chút khởi sắc, do vậy cũng chẳng còn hy vọng cho nhà đầu tư thoát hàng để trả nợ.
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng, được danh xưng như một kiểu “tái cấu trúc”, đã được Chính phủ và cả Ban bí thư trung ương đảng thông qua.
Rõ ràng đã có không ít ngân hàng nằm trong tình trạng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức cho phép, thậm chí có ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng bất động sản và chứng khoán lên đến 50%.
Động thái tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ là cần thiết, dù chưa xảy ra đổ vỡ tín dụng đen.
Còn với cơn bão tín dụng đen vừa qua, động thái đó lại càng trở nên cấp thiết.
Sự cấp thiết đó cũng bắt nguồn từ tình trạng gần như bị bất ngờ hoàn toàn của các cơ quan quản lý và dự báo kinh tế trước “cái chết” của những người mà trước đó vẫn còn ung dung chơi golf và ăn uống với các quan chức.
Hậu quả khó lường
Chủ trương siết tín dụng phi sản xuất tác động mạnh tới hoạt động cho vay bất động sản.
Tình thế bất ngờ đó sẽ càng trở nên bất ngờ hơn nếu vào những tháng cuối năm 2011, cơn bão tín dụng đen càn quét đến tận ngân hàng, nơi không ít quan chức có cổ phần.
Có thể thấy trước là sẽ có những chỉ thị, động thái can thiệp vừa chính thức vừa cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, kể cả những cuộc vận động không chính thức nhằm bít lại những lỗ thủng của cái áo ngân hàng mà tín dụng đen bất động sản đang gây phương hại.
Bởi, những ngân hàng đã từng ung dung tận hưởng thành quả của đợt tăng giá nhà đất Hà Nội năm 2009-2011 sẽ có thể rơi vào thảm cảnh từ hậu quả vỡ nợ dây chuyền.
Các cơ quan quản lý Việt Nam đã bị bất ngờ trước kịch bản đổ vỡ tín dụng đen, rồi đến khi sự đổ vỡ này hiện thực hóa, họ lại đang vướng vào sai lầm lớn là đánh giá quá thấp nguy cơ của nó.
Vì thế, dù những động tác bít vá được gấp rút tiến hành, mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn xảy ra theo quy luật kinh tế.
Nếu thời điểm khởi phát của tín dụng đen vào tháng 10/2011 ứng với tháng 10/2010 khi làn sóng vay mượn ngân hàng dâng cao, thì đến khi nào tín dụng đen mới có hồi kết?
Có lẽ cần nhìn lại một mốc thời điểm khác – tháng 3/2011 – đợt sóng cuối cùng của sóng tăng giá bất động sản tại Hà Nội.
Đến quý 1/2012 hoặc cùng lắm là hết quý 2/2012, nếu những cố gắng của Ngân hàng nhà nước cũng như của các bộ ngành liên quan đến cổ phần ngân hàng không có nhiều ý nghĩa, hẳn cơn bão tín dụng đen bất động sản sẽ hoàn tất phần tác động gây hậu quả kinh tế lớn nhất của nó, kể cả những biến động khủng hoảng xã hội khó lường.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Nước Mỹ-Người Mỹ.



Thái Bá Lợi
Tám mươi năm trước, nhà viết kịch Anh gốc Ireland Bernard Shaw giải Nobel văn chương 1925, sau một chuyến đi Mỹ về được hỏi quan niệm của ông về người Mỹ, ông trả lời không đắn đo: “Một người Mỹ là một thằng đểu 99%, tôi đã nói thẳng với họ như vậy, nhưng họ rất thích tôi”.
          Tám mươi năm sau chuyến đi Mỹ của Bernard Shaw, nhà văn Nguyễn Quang Lập hỏi nhà thơ Nguyễn Duy, người đi Mỹ nhiều lần, có lần ở cả 6 tháng và không phải là cưỡi ngựa xem hoa: “Ông hãy nói cho tôi biết chỉ một câu về nước Mỹ”. Nguyễn Duy cũng trả lời không cần suy nghĩ: “Đó là đầy đủ tất cả những điều mà Mác mơ ước”.

          – Ở Mỹ chẳng ai phục vụ ai. Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh vừa nấu ăn vừa nói với tôi như vậy. Anh kể hồi bà mẹ mới từ Huế sang thấy anh rửa bát nói: Tao cho mày ăn học đến tiến sĩ mà phải làm việc này. Anh Khanh nói ở đây tổng thống ăn trưa trong Nhà trắng cũng phải rửa bát. Bà cụ giận anh cho là thằng con nói xạo mình. Cả năm sau cụ hiểu ra.
          Một kỹ sư cao cấp chỉ tòa nhà nơi anh làm việc nói: Tôi đố ông có bao nhiêu người làm việc trong đó? Tôi đoán chắc cả chục ngàn người. Anh khen tôi nói gần đúng, khoảng 10 ngàn kỹ sư như anh và hơn anh đang làm việc trong đó. Tôi hỏi: Các ông làm việc gì ở cái hộp khổng lồ này. Anh đáp: “Nhiệm vụ của bọn tôi trong cái hộp đó là nghĩ ra những điều mà trên đời này chưa có. Như cái Iphone 4 hay cái máy bay B2 to đùng mà lại tàng hình được thì đã nghĩ hàng chục năm trước, hoặc lâu hơn nữa. Ông thông cảm, nước Mỹ là như vậy”.
          Người Mỹ có vẻ dễ tin người. Nếu anh khai đã lái xe an toàn 5 năm, họ tin ngay và hạ mức bảo hiểm cho anh, hay anh nói thu nhập nhà tao dưới mức nghèo, họ phát ngay cho anh cái thẻ nhận hàng cho người nghèo, tất nhiên muốn kiểm tra họ chỉ cần nhấc chuột là xong, nhưng họ chẳng cần làm điều đó vì tin nhau, tin vào sự trung thực của nhau. Vả lại luật pháp của họ chặt chẽ đến mức nếu anh nói láo thì hậu quả khôn lường. Bạn tôi làm việc ở một công ty Mỹ có nhiều người Việt nói rằng những người Việt ở đó ít khi nói chuyện với nhau, gặp nhau cũng chẳng chào hỏi. Anh nói vì người Việt không tin nhau. Cháu Hưng, năm tuổi, con một nghiên cứu sinh, một hôm đi học về nói với các chú: “Việt Nam đánh thắng Mỹ”. Các chú hỏi: “Ai nói với con điều đó. Ở đây mình tế nhị không nên nhắc đến việc đó”. Cháu Hưng dõng dạc: “Cô giáo Mỹ nói với con như vậy.”. Nếu đúng là kẻ thua trận còn niềm tin vào con người, còn người thắng trận không còn niềm tin vào ai, kể cả đồng bào mình thì cái giá cho chiến thắng đó phải trả hơi bị không phải là rẻ.
             Ở một nhà hàng bán thứ rượu vang địa phương, một nghiên cứu sinh, chưa đến tuổi 30 tâm sự:
            Những chuyện của nước Mỹ như quản lý xã hội, an sinh, y tế, giáo dục, môi trường họ đã phải làm hơn hai trăm năm mới được như bây giờ, mình cũng có thể học hỏi để áp dụng ở Việt Nam. Ngặt một điều là mình nghèo quá. Thời suy thoái của họ mà cách biệt quá lớn. 1/47 tính theo thu nhập đầu người. Bây giờ mình phải làm giàu cái đã. Làm giàu bằng cách nào? Nếu bình thường phải làm hàng trăm năm như họ nếu không có chiến tranh và tham nhũng. Còn mình đi tắt đón đầu, con đường đi đó có đúng không? Trong khi ở đây người ta tháo dỡ đường xe lửa, thì bên nhà định làm đường sắt cao tốc Bắc Nam tốn 56 tỷ đô la có phải một dạng đi tắt đón đầu không? Mà đất nước mình bây giờ hình như còn nghèo hơn. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại, ngay đến học vấn cũng có vấn đề. Những người Việt được các viện nghiên cứu, các trường đại học cử sang đây học là những người xuất sắc, cứ gọi là tinh hoa nhưng so với những nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc…họ cử đại trà hàng trăm hàng nghìn người ở mỗi trường đại học mình cũng chẳng hơn kém họ bao nhiêu, nhất là những phát minh. Chắc chú sẽ hỏi: Ngô Bảo Châu thì sao? Đúng anh ấy là niềm tự hào của Việt Nam mình nên nhà nước tổ chức tôn vinh anh ấy ở trung tâm hội nghị quốc gia. Như chú biết đấy, ở đây mà làm như vậy thì phải cần bao nhiêu cái trung tâm…
   Tháng 8-2011   
Rút  từ 80 ngày ở Mỹ. Tác giả gửi cho Quê choa

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

HĂC MỸ NHÂN (1)

Tuy không trắng trẻo nõn nà
Người ta vẫn gọi em là mỹ nhân
Thân gầy nuôi quả căng tròn
Chắt chiu dành vị ngọt ngon cho đời
Khiêm nhường như lúa như khoai
Dầm trong cát bạc tự nuôi lấy mình
Lẫn vào trong đất mà xanh
Không nương giàn dậu mong cành vươn cao
Mặc cho nắng lửa gió lào
Chang chang cát trắng vẫn màu xanh non
Dẫu không chín đỏ chín vàng
Vỏ càng xanh, ruột lại càng ngọt thơm
Phải chăng từ thủa An Tiêm
Ngàn năm giống quý giữ gìn đến nay

             Nghi Long 2008
Chú thích: (1) Hắc Mỹ Nhân Là tên của giống dưa hấu