Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013


NƯỚC LÀO YÊN HÒA GIỮA MỘT CHÂU Á “ SÀI ĐẸN “, “ MƯNG MỦ” TRONG THỂ TRẠNG CHÍNH TRỊ-KINH TẾ-VĂN HÓA-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG…( Bài 1 )

Phạm Viết Đào.


Lời dẫn: Tuần vừa qua, từ 19-25/4/2013 chủ blog cùng với anh chị em từng công tác tại thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã nghỉ hưu, ới nhau, thuê một chuyến xe để làm một cú “đột kích” qua Lào bằng đường bộ theo ngả Cầu Treo Hà Tĩnh; Chuyến đi cả đi về trong 6 ngày 5 đêm chi phí toàn bộ hết gần 4 triệu/người; Một khoản chi phí hợp lý và quan trọng hơn đây là một chuyến đi không là khách mời của ai và không qua dịch vụ du lịch để tự mình thu nhận, gặt hái những ấn tượng, cảm xúc về một nước Lào, trong tâm thức là một quốc gia cộng sản đàn em của Việt Nam…
Chuyến đi của chúng tôi khi qua cửa khẩu Cầu Treo xuất phát chậm hơn chuyến xe bị tại nạn chết 3 người và bị thương 30 người khoảng 1 tiếng đồng hồ nên cũng gây cho nhiều gia đình, bạn bè biết vệ lộ trình của đoàn hốt hoảng vì cùng tuyến đường và thời gian; Trên đường từ cửa hàng ăn Thông Lý, một cửa hàng ăn của một Việt kiều, đi được chục km thì đoàn chúng tôi đã bắt gặp chuyến xe bị nạn…
Điều làm cho anh em chúng tôi ấm lòng là khi đoàn trở về qua cử khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh chiều qua, một số chiến sĩ biên phòng ở đây đã vồn vã thăm hỏi: Chúng cháu lo quá, tưởng đoàn của các bác bị tai nạn…
Tin rằng những thông tin, cảm nhận và một vài ấn tượng bất ngờ nhặt nhạnh trong chuyến đi vừa qua nguyên sơ như những cánh rừng Lào sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nước Lào; Đoàn chúng tôi 27 người chỉ đủ thời gian và sức khỏe để đi thăm thủ đô Vientian; rất tiếc còn 2 địa danh du lịch nổi tiếng của Lào là Cố đô Phrabăng và Cánh đồng chum đã không thể ghé qua vì đường sá xa xôi…
Sau đây là những cảm nhận, ấn tượng chủ quan nhưng hết sức thú vị của chủ blog về đất nước, xã hội, con người, bản sắc Lào và nhân tố Trung Quốc đối với Lào hiện nay- một vấn đề thời sự…

                    Đây là một bức tượng tiêu biểu của bản sắc Lào, sẽ bình luận kỹ phần sau; 
                        Tạm đặt tên: Không nhận cái không phải của mình; hoặc Đủ thì thôi...

Bài 1: Lãnh đạo Việt Nam nên học lãnh đạo Lào vì họ khôn ngoan, tài, giỏi và tử tế với dân hơn…

Những mô hình quản trị nhà nước châu Á được thiết lập trong mấy chục năm qua, nhân tố tạo nên những vấn đế chính trị-kinh tế-xã hội-văn hóa và môi trường của Châu Á, giống với những đứa con của những cuộc hôn nhân cha già con cọc…Cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa châu Á già nua với chủ nghĩa cộng sản đã làm nảy nòi ra những đứa con đứa thì sài đẹn, đứa thì trở thành một dạng quái thai, hung đồ, khát máu, quái quỷ ( Cămpuchia thời Paul Pot; Bắc Triều Tiên hiện tại…); hoặc sinh ra một thực thể người mưng mủ, mụn nhọt toàn thân trong hết thảy các vấn đề chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-môi trường như Việt Nam…

Khi nói tới châu Á, người ta nghĩ tới Trung Quốc, một nước “ to phe “ nhất, một nhà nước vẫn được xây dựng theo mô hình cộng sản; chỉ trong vài, ba chục năm qua đã đẩy tổng thu nhập quốc dân lên hàng thứ 2 thế giới; Thế nhưng cái sự ăn nên làm ra, thành tích phát triển về kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 8-10 %; thặng dư ngoại tệ dữ trữ để trở thành ông chủ cho vay nặng lãi đã không mang lại sự thịnh vượng, yên bình cho người dân Trung Quốc, trở thành nhân tố góp phần vào sự thịnh vượng và yên bình cho thế giới mà làm cho thế giới bất an hơn…
Sự xuất hiện của Trung Quốc trên vũ đài Trung Quốc trong những năm gần đây khiến cho thế giới phải lo lắng, hốt hoảng, dè chừng; nhiều quốc gia châu Á phải dốc hầu bao và đồng tiền ngân sách còm ra để mua vũ khí cũng do sự trỗi dậy như một kẻ hung đồ- Trung Quốc…Để thoát nghèo, để trở nên nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, để trở thành Đại Hán, nhà cầm quyền Trung Quốc đã trở nên độc tài, phát xít với người dân Trung Quốc; tàn ác với môi trường thiên nhiên và hung đồ, xấu chơi với các nước láng giềng lân bang…
Cường quốc thứ 2 sau Trung Quốc là Ấn Độ mỗi khi nói về châu Á người ta vẫn thường đề cập đến; Ấn Độ là nhà nước không được thiết lập theo thể chế Cộng sản nhưng cộng sản cũng đang là vấn đề làm cho đất nước này trở nên mưng mủ ngày càng trầm trọng trong thể trạng chính trị-môi trường của đất nước; đám cộng sản maoist ở Ấn Độ đã là một trong các nhân tố gây mất ổn định xã hội Ấn Độ…
Cùng với nhiều quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ cũng đang đứng trước những xung đột đẫm máu về con đường công nghiệp hóa của nước này; Con đường công nghiệp hóa nền kinh tế đất nước Ấn Độ là con đường tất yếu các quốc gia muốn trải qua đều phái trả giá cho nó…Đối với Ấn Độ, qua các phương tiện truyền thông cho thấy những vết thương gây mưng mủ xã hội Ấn Độ đó là: khoảng cách và sự cách bức giàu nghèo giữa đa số nông dân Ấn đang mất dần tư liệu sản xuất đó là đất đai với những ông chủ mới là các nhà doanh nghiệp giàu lên nhờ công nghiệp và nhờ bắt tay với Chính phủ, tước đoạt đất đai của nông dân…
Những xung đột này đã gây nên những cuộc nội chiến dai dẵng, đẫm máu tại nhiều bang của Ấn Độ; đã có hàng trăm ngôi làng bị triệt hạ, tàn sát; hàng ngàn người nông dân Ân Độ bị cướp, hiếp đất, bị tàn sát, bị đẩy ra bên rìa xã hội do cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và tiến trình công nghiệp hóa…Đứng đằng sau những người nông dân Ấn Độ mất đất là đám cộng sản maoist tìm cách tổ chức họ lại để đối kháng với Chính phủ Ấn Độ đang bắt tay làm ăn với phương Tây…
Sau những vấn đề của Trung Quốc, Ấn Độ thì các vấn đề của các quốc gia khác như Mienma, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật… cũng đang gây nên những cơn sốt cấp trong từng thời kỳ, gây co giật không chỉ riêng đối với các quốc gia này, khu vực này…
Khi tìm hiểu và bình luận về các vấn đề Châu Á người ta thường tìm đến các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản mà ít ai nghĩ đến Lào…Điều bất ngờ khi đến Vientian, Đỗ Đăng Túc, nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, hiện Giám đốc Nhà văn hóa Việt Nam tại Lào cho biết: Nước Lào năm 2012 vừa qua qua có 3 triệu khách du lịch trên tổng số 6 triệu dân, trong khi du khách đến Việt Nam chỉ hơn 6 triệu lượt; Cứ mỗi du khách chi tiêu 200-300 USD trên đất Lào thôi thì dân Lào cũng đã kiếm được ít tiền tiêu vặt…Con số này khiến cho những ấn tượng đầu tiên về nước Lào trong tôi thay đổi…


Đoàn chúng tôi đến 20 giờ tối 19/4 xe mới vào tới Vientian, qua ánh sáng điện đường phố, chúng tôi đã nhận thấy kiến trúc của thủ đô Vientian nhỏ, nhẹ, xinh xắn nhưng vẫn mang được bản sắc Lào, ra một thủ đô của nước Lào; cái mà Hà Nội và nhiều thành phố lớn, tiêu biểu của Việt Nam không làm được…
Một ấn tượng bất ngờ thứ 2: suốt chặng đường dài 400 km từ cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh vào Vientian xe chúng tôi không hề bắt gặp một cảnh sát giao thông nào? Vào thủ đô Vientian suốt 4 ngày gần như không nhìn thấy bóng dáng một cảnh sát nào xuất hiện trên đường phố Lào ? Điều này cho thấy xã hội Lào chắc chắn yên bình hơn Việt Nam? Xe chúng tôi lưu thông trên các đường phố của Lào theo những chiếc xe của người Lao ngoan ngoan tuân theo tốc độ được chỉ dẫn mà không có sự xuất hiện một chiếc dùi cui cảnh sát nào…
Khi vào Vientian, khi đi qua đường, đợi không nhìn thấy tín hiệu đèn xanh, thấy chúng tôi đứng đợi đèn xanh, các phương tiện ôt đã dừng lại nhường đường để chúng ta tôi qua; Thì ra ở Lào cũng đã sử dụng phương tiện ưu tiên cho người đi bộ qua đường giống như một số nước bắc Âu; Muốn qua đường, người đi bộ tự bấm đèn xanh và các phương tiện khác phải dừng để nhường đường…
Qua tín hiệu này cho thấy trình độ và khả năng quản trị xã hội-giao thông là một mảng của xã hội của Lào cao và văn minh hơn Việt Nam; Không chỉ ngoài đường phố mà khi vào các chợ siêu thị và các chùa chiền, tuyệt nhiên không hề có chuyện chèo kéo khách, bắt chẹt khách…Đoàn chúng tôi đi thăm một số địa danh Vientian, rất nhiều thợ chụp ảnh đã chụp ảnh đoàn nhưng có  lấy ảnh hay không là quyền của khách, không có chuyện gây sức ép hay xị mặt nếu bị khách từ chối…
Tìm hiểu một số thông số vĩ mô của kinh tế Lào: với 6 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người của Lào ngang Việt Nam khoảng 1300 USD; tức tổng GDP của Lào khoảng 10 tỷ USD…Thế nhưng lương công chức của Lào theo Đỗ Đăng Túc cao gấp rưỡi lương cán bộ, công chức Việt Nam; chức sắc từ cấp trưởng phòng cấp Bộ mỗi tháng được trợ cấp 20 lít xăng đi làm-coi như nhà nước cấp xăng…Cán bộ từ cấp vụ phó được cấp ôtô và 800 m2 đất , từ cấp thứ trưởng được cấp thêm nhà…
Đối với người dân Lào ngoài giá xăng cao hơn Việt Nam, khoảng 30.000/lit nhưng người dân được hưởng 2 dịch vụ miễn phí đó là giáo dục và y tế…
Hàng năm Lào sản xuất được 3 triệu tấn lương thực và chỉ sản xuất trong một vụ; Điều này cho thấy nông dân Lào nhàn và sướng hơn nông dân Việt Nam nhiều; mặc dầu khí hậu của Lào có vẻ khắc nghiệt hơn Việt Nam: Mùa nắng thì khô cằn còn mùa mưa thì mưa thối trời, thối đất…
Qua một vài thông số trên cho thấy: Mặc dù tổng thu nhập quốc dân của Lào không cao hơn Việt Nam; nhưng đời sống của cán bộ, công chức, người dân Lào được đảm bảo hơn so với Việt Nam; yên ổn hơn so với Việt Nam…Có được điều này lẽ do cách ứng xử của nhà nước Lào: ăn đều… chia sòng… nên đã tránh cho xã hội hội Lào rơi vào tình cảnh, bị thúc bách tâm lý cơ hội, chụp giật…dành nhau chiếc chăn hẹp; Do cách ứng xử này nên đã tạo ra được một sự yên ổn, bình yên, tránh bị cái tâm lý chụp giật, thời vụ, nhiệm kỳ… kích thích…
Để làm được việc đó phải nói là công lao của bộ máy quản trị, tức lãnh đạo nhà nước Lào không quá tham lam như đám quan chức Việt…Theo thông tin của một vài ông bạn từng sang Lào tìm cơ hội làm ăn cho biết: chuyện lobby ở Lào cũng nặng nề lắm đấy…Có lẽ, về đối nội người Lào đã biết cách chia sẻ với nhau để tránh cái việc kẻ ăn không hết người lần không ra; một thực trạng đang phổ biến tại Việt Nam…
                        Phật, điều thiện sinh ra trong nanh vuốt của cái ác...

Đa số người dân Việt, nhất là giới trí thức rất khinh ghét đám công chức và quan chức Việt Nam bởi chất lưu manh, gian trá, lá mặt lá trái, tham lam vô độ, không đứng đắn và tử tế với dân; Đám quan chức Việt phần lớn đã ngu do cơ chế đề bạt, tuyển dụng nhưng lại gian, tham… Trong khi đó quan chức Lào, cũng do cái lò cộng sản Việt Nam đào tạo ra; Các quan chức của Lào phần lớn đều học qua trường lớp của Việt Nam; Có học ở Việt Nam về mới vô được quy hoạch…Thế nhưng, khi nhìn vào thực trạng xã hội thấy họ học ở Việt Nam về, họ là học trò của Việt Nam nhưng họ lại xây dựng ra được một nước Lào một xã hội trậ tự ngăn nắp, hài hòa hơn Việt Nam và ngang ngửa với nhiều quốc gia phát triển châu Âu về phương diện quản trị xã hội…Đạt được điều này có lẽ do quan chức và công chức Lào ít tham và ít gian hơn đám quan chức và công chức Việt, mặc dù đều từ cáo lò cộng sản mà ra…Sự trật tự quy củ của một xã hội châu Á, chắc Việt Nam còn mất nhiều thời gian mới đuổi kịp Lào, một quốc gia chúng ta vẫn coi là đàn em về nhiều phương diện…
Đây có lẽ do một phần chi phối bởi nền Phật giáo Đại thừa là tôn giáo thịnh hành của quốc gia này; Liệu Phật giáo Đại thừa đã giúp chuyển hóa được chất quỷ quái do cái lò cộng sản nảy nòi ra không? Điều này, đề nghị các nhà Phật học lên tiếng…
Về vấn đề này chủ blog sẽ phân tích kỹ hơn trong bài sau khi đề cập tới bản sắc Lào…

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013


Cười nghiêng ngả với bài thơ 'lạ' tả bà
Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu - bà trong bài thơ "lạ" khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…
Cộng đồng facebook đang truyền nhau bài thơ viết về người bà thời hiện đại nhưng không kém phần hóm hỉnh, hài hước.
Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu, người bà trong bài thơ khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…
Dưới đây là nguyên văn bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà”:
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Ngay sau khi bài thơ được đưa lên facebook, nhiều bình luận tỏ ra khá thích thú trước cách miêu tả này.
Trước thực tế trẻ thường phải dựa theo văn mẫu viết bài, facebook của một giảng viên báo chí lo lắng: “Sợ nay mai cháu nó làm văn mẫu tả ông như tả con chó: Nhà em có nuôi một ông nội, từ ngày có ông, bọn trộm không dám bén mảng. thỉnh thoảng, em dắt ông nội ra công viên chơi, những lúc thích thú, thỉnh thoảng ông nội lại nhảy cẫng lên”..
·                                 Phong Đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

TRONG THẢM KỊCH BOSTON, TINH NGƯỜI DÂNG TRÀN



 - Nhiều vận động viên vừa hoàn thành đường chạy dài mệt mỏi tiếp tục chạy đến bệnh viện để hiến máu cứu người bị thương, những phóng viên đầu tiên lao thẳng tới hiện trường vụ nổ bom, người Boston không ngại ngần cung cấp thực phẩm và nơi trú tạm thời cho các nạn nhân...

Buổi chiều định mệnh ngày thứ Hai, những người đầu tiên vừa vượt qua vạch cuối cùng trong cuộc đua Marathon Boston lần thứ 117 hàng năm, hai vụ nổ bom xảy ra làm cả thành phố bàng hoàng. Ít nhất 3 người chết và hơn một trăm người bị thương. Những vỉa hè vương máu, các bộ phận cơ thể rải rác khắp nơi...
Và, nơi đâu có thảm kịch, nơi ấy có anh hùng xuất hiện. Trong khói bụi đổ nát của vụ nổ, những vận động viên, người cổ vũ ở mọi tầng lớp xã hội được huy động. Dù được đào tạo hay không đào tạo sơ cứu, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Các vận động viên xé áo của mình băng bó vết thương cho nạn nhân. Người phóng viên đầu tiên cố đẩy chiếc xe lăn của người phụ nữ tới nơi an toàn rồi trở lại nơi xảy ra thảm kịch.
Boston, nổ bom, Mỹ
Dù được đào tạo sơ cứu hay không, hàng trăm người vẫn vội vã lao tới hiện trường để tìm kiếm những người bị thương. Ảnh: Getty Images

Quân đội Mỹ đưa ra hình ảnh lấy từ truyền hình về hai người lính chỉ vừa kết thúc cuộc đua dài mệt mỏi đã chạy thẳng tới hiện trường. Joe Andruzzi - cựu vận động viên bóng bầu dục Mỹ bế một phụ nữ bị thương đến lều dã chiến. Nhà hoạt động hòa bình Carlos Arredondo xé áo cầm máu cho một người thanh niên. Hình ảnh ông với bàn tay đầy máu, chạy bên cạnh chiếc xe lăn khi lực lượng y tế đến đưa nạn nhân lên xe cứu thương đã được đăng tải rộng rãi. Tại 5 bệnh viện ở Boston, nhân viên y tế làm việc không biết mệt mỏi.

Những vận động viên tới chặng cuối của cuộc đua lại tiếp tục lao đến bệnh viện Massachusetts để hiến máu. Rất nhiều người cũng chạy theo họ. Vài giờ sau vụ nổ, các bệnh viện ngừng tiếp nhận máu hiến vì đã có đủ.

Những cửa hiệu gần nơi xảy ra vụ nổ bom sẵn sàng cung cấp mọi thứ từ Wi-Fi, đến điện thoại di động hay đồ ăn cho người dân và vận động viên. Nhà hàng El Pelon Taquería ghi rõ: "chỉ trả tiền nếu bạn có thể"; Make Shift Boston mở rộng mọi cánh cửa cung cấp nước uống, điện thoại và internet; nhà hàng Oleana đảm bảo cung cấp bữa ăn nóng cho bất kỳ ai có nhu cầu...

Nhiều hãng hàng không sẵn sàng thay đổi chuyến bay cho các vận động viên bị mắc kẹt muốn rời khỏi thành phố. Có hãng như Southwest Airlines tuyên bố sẽ đảm bảo nơi ăn chốn ở cho du khách bị ảnh hưởng mà không tính thêm chi phí.

Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến, các trang web đưa ra mọi hình thức hỗ trợ cho người muốn tham gia trợ giúp các nạn nhân. Chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, trang web Boston.com đã có hơn 3.000 đăng ký cung cấp nơi ở, đồ ăn, quần áo, cho người bị ảnh hưởng. Người Boston thậm chí không ngồi thụ động chờ người hỏi trợ giúp. "Một vận động viên kể rằng, anh ta phải dừng lại vô số lần vì có quá nhiều người dân Boston hỏi có cần giúp đỡ", Billy Baker, phóng viên tờ Boston Globe, cho biết. Mọi trang mạng tràn ngập lời cầu nguyện và chia sẻ...

Zuker một thành viên tham gia cuộc chạy đua cho biết anh cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đua vẫn tiếp diễn và đích đến là bệnh viện. Nơi hầu hết các vận động viên đã tham gia hiến máu tình nguyện cho những nạn nhân của vụ nổ khi cần thiết. Anh mô tả hành động này khiến cho đích đến trở thành "nơi hạnh phúc nhất trên trái đất".

Còn một người dân ở Boston thì chia sẻ: "Trong thảm kịch, tình người dâng tràn. Tôi thực sự tự hào về quê hương tôi".

Thái An(theo dailybeast)

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Chấp nhận người khác


Trong cuộc sống, có bao giờ bạn chấp nhận người khác một cách thực sự chưa? Chấp nhận họ như những gì họ vốn có và yêu thương con người thật của họ?
Dường như tất cả chúng ta đều có một điểm chung giống nhau, đó là chúng ta muốn người khác chấp nhận mình, chấp nhận những điểm tốt, điểm xấu, những gì chưa được, chưa hoàn hảo của bản thân mà ít khi muốn chấp nhận người khác như chính con người của họ.
Có người từng nói rằng: Yêu Ai đó là Yêu Cả Con Người của họ. Nhưng bạn có thực sự yêu ai đó bằng chính con người của họ hay chỉ yêu những điểm tốt, điểm đáng yêu và đáng mến của người ta mà bỏ qua những gì chưa được.
Rất nhiều người thường than trách rằng: Tại sao bạn mình lại không như thế này, như thế kia, sao không galang, nam tính như ai đó. Có người lại thường than thở vì sao bạn gái mình lại không thùy mị, nết na như một ai đó. Có bao giờ bạn nghĩ, bạn yêu họ hay yêu cái bóng mà bạn tạo ra cho họ?
Con người thường thích sự phản chiếu ảo ảnh của chính mình trong con người của một người khác, những hình ảnh đó do họ tự tạo nên rồi gắn lên một ai đó. Để khi bạn nhìn thấy con người thật của họ, bạn mới chợt nhận ra mình đã yêu lầm người.
Thực sự, họ vẫn là họ đó thôi, chỉ có bạn giờ đây mới nhìn thấy con người thật của họ để rồi buồn, rồi hối tiếc. Bởi vì bạn không chấp nhận được con người thật của người ta nên mới có cảm giấc thất vọng và chán nản.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng: nếu bạn thật sự yêu họ, liệu bạn có chấp nhận được những điểm xấu của người đó không?
Đừng nói với ai đó rằng bạn yêu họ vì họ giống một ai đó. Chẳng ai muốn mình là cái bóng của người khác đâu bạn. Ai cũng muốn được là chính mình, sống thật với con người của mình chứ không phải của một cái bóng, không phải là họ.
Đừng đem đau khổ và tủi hận đến với những người xung quanh bạn, hãy yêu thương và chấp nhận con người thật của họ. Đừng đem những tiêu chuẩn của bạn áp dụng lên một ai đó mà hãy yêu ai đó bằng chính cả con người của họ, những điểm xấu và cả điểm tốt.
Có người sẽ rất đau buồn khi không được những người xung quanh nhìn nhận với con người thật của mình. Bạn có bao giờ nghe đến câu chuyện về chú hề trong rạp xiếc, mua vui cho người khác, đem đến cho mọi người tiếng cười nhưng không bao giờ có thể mỉm cười một cách thực sự với con người của mình không?
Bước ra khỏi hình ảnh chú hề, người đó không được những người xung quanh nhìn nhận bằng chính con người thật của họ. Thế nên, đừng vì bất kỳ lý do gì mà ép mình trở thành cái bóng của người khác. Không có gì đau đớn hơn, khổ sở hơn việc sống trong hình bóng của một ai đó không phải là mình.
Nếu bạn không chấp nhận được một ai đó, xin đừng bao giờ miệt thị hay nói những lời tổn thương trái tim họ. Hãy rời bỏ họ khi bạn không chấp nhận được con người đó với tất cả những gì họ có. Đừng bao bọc họ một hình ảnh quá hoàn hảo để rồi khi vầng hào quang lấp lánh kia lụi tàn, bạn hoàn toàn trống trải và chán chường trước con người thật của họ.
Đừng bao giờ làm người khác bị tổn thương vì sự ích kỷ, lòng tham và sự ảo tưởng của mình, bạn nhé. - Hãy để họ được sống là chính họ, làm những việc mà họ muốn làm, sống như những gì người đó vốn có.
Bạn có quyền khao khát, bạn có quyền mơ ước về một hình mẫu lý tưởng nhưng không vì thế mà bạn có quyền bắt ép ai đó phải sống như cái bóng mà bạn vẽ nên. Hãy tôn trọng cái tôi của người khác, để khi bên bạn họ có thể cười thỏa thích, được ăn những gì họ muốn ăn, làm những gì họ muốn làm.
Không phải khép nép, giữ kẽ với mình bạn nhé. Hạnh phúc của một người đó chính là được là chính mình bên cạnh người họ yêu thương. Hãy cho họ cơ hội thể hiện trọn vẹn con người thật của mình, bạn nhé. 

                                      Võ Hoàng Anh (sưu tầm)