Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

DỰ ĐOÁN THEO KINH DỊCH LÀ MỘT KHOA HỌC?


1. Kinh Dịch là gì?
Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, xưa nay được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Đông.
2. Hạt nhân của Kinh Dịch là gì?
Hạt nhân của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch” nổi tiếng, tức là: Giản dịch, biến dịch và bất dịch.
Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.
Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.
Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.
3. Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là gì?
Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là bát quái, phát triển thành 64 quẻ.
4. Kinh Dịch tại sao lại chia ra Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái?
Tiên thiên bát quái cũng gọi là Phục Hy bát quái, là lấy chữ số xếp thứ tự vận hành là Càn nhất, đoài nhị, ly tam, chấn tứ, tốn ngũ, khảm lục, cấn thất, khôn bát, đây chính là tiên thiên bát quái số.
Hậu thiên bát quái tương truyền do Chu Văn Vương chế tác, còn gọi là Văn Vương bát quái. Thứ tự sắp xếp của nó là: Khảm nhất, khôn nhị, chấn tam, tốn tứ, trung (ở giữa) ngũ, càn lục, đoài thất, cấn bát, ly cửu
5. Kinh Dịch có tác dụng gì?
Kinh Dịch là bảo điển giải khai mật mã vũ trụ, hạnh phúc nhân sinh. Nó trao cho nhân loại 3 chiếc chìa khóa vàng.
Chìa khóa vàng thứ 1 là “âm dương”, bất kỳ sự việc nào trên thế giới, cân bằng âm dương đạt được hài hòa, hài hòa thì có thể phát triển, tiến bộ.
Chìa khóa vàng thứ 2 là “ngũ hành”, vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.
Chìa khóa vàng thứ 3 là “bát quái”, bát quái phát triển thành “Văn Vương 64 quẻ”. Nó cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng không ngoài mật mã này.
6. Tại sao dùng Kinh Dịch dự đoán vô cùng chính xác?
Bởi vì dự đoán Kinh Dịch là khoa học, chứa đầy đại trí tuệ của nhân loại mà đến nay vẫn chưa khám phá hết. Thuật số Kinh Dịch là chi phái nội dung trọng yếu của ngũ thuật của Đạo giáo cổ đại. Thuật, là chỉ phương thức, phương pháp. Số, là chỉ lý số, khí số.
7: Phép biện chứng của Kinh Dịch là gì?
“Dịch, cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (Dịch, đến cùng cực tất sẽ biến đổi, biến đổi tất sẽ thông suốt, thông suốt tất sẽ lâu dài), đây là trong “Hệ từ” nói, cũng là một phép tắc biện chứng quan trong Kinh Dịch: “Thông biến trí cửu” (Thay đổi thông suốt cho đến lâu dài).

Sưu tầm và giản lược

MỘT CÂU NÓI THẬT LÀ CHÍ LÝ



Đến nay thì ai cũng biết xe điện là loại xe không xả ra khí thải nên không gây ô nhiễm môi trường, vì thế xe điện được coi là tương lai của việc đi lại (bằng xe) của con người. Tuy xe điện không gây ô nhiễm, nhưng việc sản xuất ra điện lại cực kỳ ô nhiễm. Khi xe điện nhiều, việc sử dụng điện tăng, sản xuất điện tăng. Như vậy, vô tình ta đã chuyển từ việc xe gây ô nhiễm sang điện gây ô nhiễm. Một chuyên gia đã nói: Nếu ta không sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo thì việc sản xuất ra xe điện chỉ có thể hoán đổi ô nhiễm từ thành phố ra ngoại ô thôi, còn tổng ô nhiễm không thay đổi. Ngay từ bây giờ, cần tập trung xây dựng các nhà máy điện sử dụng sức gió, năng lượng mặt trời; hạn chế và tiến tới dừng hẳn các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

HÃY HỌC CÁCH TÔN TRONG NGƯỜI KHÁC


          “Cung kính với người là sự nghiêm cẩn của chính mình” (66 câu phật học). Tôn trọng người khác là biểu hiện của văn hóa ứng xử, song đôi khi ta rất vô tư mà không chú ý rằng có những hành vi (của ta) khiến người khác chạnh lòng, thậm chí những việc ta làm là thiếu tôn trọng người khác mà ta không để ý; tiếc là những hành vi đó rất nhiều và diễn ra thường nhật, xin liệt kê vài ví dụ.
          1. Không đến đúng giờ trong cuộc hẹn: Đôi khi ta thấy đây là việc bình thường, nhưng thực ra có phần ta đã tỏ ra không coi trọng đối tác. Người Do Thái là dân tộc hết sức đúng giờ. Chuyện kể rằng: Có lần một người Do Thái hẹn làm việc, nhưng đối tác đến chậm 5 phút. Người Do Thái nói: Hôm nay tôi dành cho anh 30 phút, nhưng anh đến chậm 5 phút, vậy chúng ta còn 25 phút nữa, đề nghị anh vào việc nhanh lên.
          2. Cắt ngang lời người khác khi đang nói chuyện: Đôi khi ta đang nghe người khác nói chợt có ý nghĩ vụt qua trong đầu thế là ta liền ngắt lời người khác, nói oang oang; rất vô tư cho rằng cái ta nói mới là quan trọng, còn nghe người khác nói thì không.
          3. Dán mắt vào màn hình điện thoại khi đang trò chuyện: Việc này được nói nhiều nhưng dường như rất khó bỏ.
          4. Nói chuyện riêng trong giờ họp (học): Đôi khi ta đến các cuộc họp còn tranh thủ để làm việc riêng, nếu đây là cuộc họp (với anh) không quá quan trọng, chỉ đi cho có thành phần thì anh có thể yên lặng làm việc riêng cũng được, nhưng nói chuyện thì hoàn toàn không nên vì sẽ ảnh hưởng đến người khác (ngoại trừ trao đổi ngắn vài nội dung liên quan đến cuộc họp).
          5. Vượt đèn đỏ, lấn đường, không nhường đường người khác, bấm còi inh ỏi khi tham gia giao thông. Vẫn biết dù ta có sai thì người khác cũng sẽ phải tránh, không ai cố tình gây tai nạn cả, nhưng vẫn không nên.
          ...

          Những việc đại loại như vậy rất nhiều và diễn ra thường nhật, biết vậy mà không dễ khắc phục, nhưng cố gắng giảm được phần nào hay phần đó. Tôn trọng người khác cũng là tự tôn mình vậy. 

NGHĨ VÂN VƠ


Trong thực tế đôi khi chúng ta vẫn có những nhận thức sai lầm, rằng phải làm nhiều việc, lúc nào cũng được (bị) gọi tên, bận túi bụi suốt ngày mới là người quan trọng, mới là cống hiến, mới là mẫn cán và đáng khen (tất nhiên tôi không nói đến những ngành sản xuất, kinh doanh và một số ngành dịch vụ). Thế nhưng rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực càng ít việc càng tốt. Nếu quân đội không phải đánh nhau nghĩa là đất nước yên bình, công an ít việc nghĩa là trật tự an toàn xã hội tốt, suốt năm không có đám cháy nào thì ngành chữa cháy thất nghiệp, bác sỹ nhàn nghĩa là người dân khỏe mạnh...; bộ máy công quyền nhàn hạ nghĩa là mọi thứ đều đang tốt đẹp, người dân tự giác, cán bộ thanh liêm, thanh tra thất nghiệp, tòa án ngồi chời... lương hưởng đủ (trả lương để anh ngồi chơi tốt hơn nhiều là anh làm không hết việc), tất nhiên không có việc để làm khác với có việc không làm. Còn như suốt ngày thanh tra, giám sát, tiếp dân, xử lý điểm nóng ... Nhìn qua thì quan trọng, nhưng xét cho cùng buồn nhiều hơn vui ...


            Kết luận: Đừng nhìn vào công việc, hãy nhìn vào kết quả

THÀNH TÍCH HỌC TẬP KHÔNG QUYẾT ĐỊNH ĐƯỜNG ĐỜI THÀNH BẠI CỦA MỘT CON NGƯỜI


Bạn có biết rằng hơn 36% các tỷ phú trên thế giới không hề có bằng đại học và hầu như những người thành công bậc nhất trên thế giới đều không phải là người có thành tích học tập tốt. Và bạn có biết tỷ lệ thất nghiệp cao lại nằm ở phần nhiều các sinh viên học sinh có bằng đại học? Nhiều công ty lại tuyển dụng người có kinh nghiệm và năng lực để làm việc chứ không phải là bạn có bao nhiêu tấm bằng đại học hay tấm bằng của bạn ra sao.
Thành công sự nghiệp trong đời của một người phần lớn nằm ở kỹ năng mềm mà bạn có được khi giao tiếp ngoài xã hội, người ta thường nói “Nui cao bởi có đất bồi”, bạn không sống một mình, vì vậy thành công của bạn chính là do cộng đồng đem lại.
Một điều đáng ngạc ngạc nhiên nữa là vô số những phát minh vĩ đại của nhân loại lại do những người có thành tích học tập khá bình thường làm ra chứ không phải là những người xuất chúng (Enstein, Michael Faraday, Bill Gate …) tất nhiên đây là “thành tích học tâp” bình thường chứ không phải họ kém thông minh.

Hãy giải phóng tư duy! Chỉ khi tư duy (của bạn) không bị trói buộc bởi những thứ giáo điều cũ kỹ thì lúc đó hạt giống sáng tạo (trong bạn) mới thực sự có cơ hội để nảy mầm.