Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

NGƯỜI CÂM VÀ CON CHÓ

Ở một vùng quê nọ, có một người vừa câm vừa điếc. Vì điếc nên anh không nghe được tiếng nói của người khác, nên anh không hiểu họ. Vì câm nên anh không nói cho mọi người hiểu được mình. Anh không hiểu mọi người và mọi người cũng không hiểu anh, đến mẹ anh nhiều khi cũng không hiểu được anh vì vậy anh rất cô đơn.

Anh nuôi một con chó rất khôn. Cũng như anh con chó cũng không nói được tiếng người. Hai kẻ câm quấn quýt bên nhau, hiểu nhau trong im lặng.

Các nước phương tây họ rất yêu quý chó, họ coi chó là người bạn thân thiết của con người. Còn ở Việt nam họ lại cọi chó là món ăn khoái khẩu.

Suốt bốn nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam không sản sinh được những nhạc sĩ thiên tài cỡ như Môda, Bêthoven..., Viêt Nam cũng không có những Đại văn hào như Vichto Huygo, Banzac...   Việt Nam cũng không có những danh họa tài ba như Leona Dơvanhxi... Nói chung là Việt Nam không phải là dân tộc có tâm hồn nghệ thuật. Nhưng Dân tộc Việt Nam lại có một tâm hồn ăn uống, miếng ăn là cái gì đó rất thiêng liêng, đến nỗi nó trở thành mơ ước, nhất là thịt chó: "Chết ba tiếng trống, sống ba miếng dồi chó".

Người Việt Nam không có thói quen yếu quý động vật, đặc biệt họ rất coi khinh con chó, ghét ai thi họ ví người đó là đồ chó. Trong khi đó con chó lại hội đủ nhiều phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là tình yêu và lòng trung thành. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng trung thành và tình yêu của nó với chủ là vô biên. Nhưng có lẽ người việt chỉ nhìn thấy vị ngon và mùi thơm, còn lòng tốt thì họ ít quan tâm lắm. Long tốt mà không lợi lộc gì thì vô nghĩa, nên số phận của loài chó thật bi đát.

Năm đó nhà nước có chiến dịch diệt chó, họ cho rằng chó là nguyên nhân của bệnh dại. Thay vì các biện pháp phòng tránh, những cái đầu vĩ đại lại nghĩ ra cách chỉ cần diệt hết chó là xong. Con chó của người câm cũng không tránh được số phận bi đát dành cho nó.

Chiến dịch diễn ra quyết liệt, từng đoàn người, với gậy gộc, lưới, thòng lọng càn quét khắp làng thôn ngõ phố, đảm bảo không con chó nào chạy thoát.

Con chó của người câm là con chó khôn, khí đám người hò hét xông vào, nó đã hiểu ngay có chuyện chẳng lành. Nhà ở cuối làng, gần rừng, nên nó nhanh chân chạy trốn. Chỉ vài bước chân nữa là nó trốn được vào trong rừng. Đúng lúc đó người câm bổng tru lên một tiếng. Không ai hiểu tiếng tru đó có ý nghĩa gì, nhưng nghe đau đơn và thảm thiết. Con chó dừng lại, sau một thoáng phân vân, nếu quay lai nó sẽ chết, một sự giằng xé quyết liệt, đớn đau diễn ra trong tâm hồn nó. Rồi dường như có một thứ tình cảm còn mạnh hơn cái chết, nó không thể bỏ người bạn của mình trong cô đơn, nó thà quay về để chết bên chủ nó chứ nhất định nó không thể bỏ bạn mà trốn chạy được.

Trong khoa học quản lý Việt Nam có một phát minh chưa từng có trong các sách giao khoa quản lý kinh điển của thế giới, đó là: "cái gì không quản được thì cấm", nên ở Việt Nam có nhiều cái cấm. Nhiều cái cấm vô lý chịu đựng lâu dần cũng thành quen. Một số cái cấm sau một thời gian thấy không ổn thì lại bỏ, lãng phí bao nhiêu tiền của và công sức của nhân dân nhưng không có ai phải chịu trách nhiệm gì

Lại nói về chiến dịch diệt chó, sau một thời gian thực hiện  đã bị nhiều phản đối. Xem chừng không ổn, nên người ta đã tháo bỏ lệnh cấm. Bây giờ thì việc nuôi chó đã tự do, thật là may mắn nếu không thì giống chó hôm nay đã bị tuyệt diệt.

Vừa thoát mối nguy hiểm, giống chó lại gặp ngay mối nguy hiểm khác, đó là nạn "cẩu tặc". Nói về "tặc nạn" thì ở Việt Nam có nhiều, hình như gần đây ở Hải Phòng còn có nạn "quan tặc".

Những người hay chữ nghĩa có cách diễn đạt văn hoa là "cẩu tặc" chứ dân gian thì gọi đó là nạn câu trộm chó. Xã hội nào, thời nào mà chẳng có trộm cắp, thiếu cảnh giác bị mất trộm là chuyện bình thường chẳng có gì đáng nói. Nhưng việc câu trộm chó thì khác, nó diễn ra công khai, trắng trợn và thách thức, nhưng chẳng hề gì. Ban đầu thì chúng còn rình rập, chụp những chú cẩu thả rông tung tăng ngoài đường, khí người dân cảnh giác không thả chó chạy rông nửa thì chúng giật chó trên tay những người dắt chó đi vệ sinh, thậm chí còn liều lĩnh vác kiếm vào nhà cướp chó...

Những điểm thu mua chó hoạt động công khai. Có trường hợp bắt chó xong còn thông báo cho chủ nhân đến chuộc, chuộc xong quay lại bắt tiếp, thành ra một con chó bị mất hai lần.

Có người bực tức kêu lên: Pháp luật đâu rồi?  Xin thưa: Pháp luật vẫn đang nằm trên giấy.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét