Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

DỰ ĐOÁN THEO KINH DỊCH LÀ MỘT KHOA HỌC?


1. Kinh Dịch là gì?
Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, xưa nay được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Đông.
2. Hạt nhân của Kinh Dịch là gì?
Hạt nhân của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch” nổi tiếng, tức là: Giản dịch, biến dịch và bất dịch.
Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.
Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.
Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.
3. Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là gì?
Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là bát quái, phát triển thành 64 quẻ.
4. Kinh Dịch tại sao lại chia ra Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái?
Tiên thiên bát quái cũng gọi là Phục Hy bát quái, là lấy chữ số xếp thứ tự vận hành là Càn nhất, đoài nhị, ly tam, chấn tứ, tốn ngũ, khảm lục, cấn thất, khôn bát, đây chính là tiên thiên bát quái số.
Hậu thiên bát quái tương truyền do Chu Văn Vương chế tác, còn gọi là Văn Vương bát quái. Thứ tự sắp xếp của nó là: Khảm nhất, khôn nhị, chấn tam, tốn tứ, trung (ở giữa) ngũ, càn lục, đoài thất, cấn bát, ly cửu
5. Kinh Dịch có tác dụng gì?
Kinh Dịch là bảo điển giải khai mật mã vũ trụ, hạnh phúc nhân sinh. Nó trao cho nhân loại 3 chiếc chìa khóa vàng.
Chìa khóa vàng thứ 1 là “âm dương”, bất kỳ sự việc nào trên thế giới, cân bằng âm dương đạt được hài hòa, hài hòa thì có thể phát triển, tiến bộ.
Chìa khóa vàng thứ 2 là “ngũ hành”, vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.
Chìa khóa vàng thứ 3 là “bát quái”, bát quái phát triển thành “Văn Vương 64 quẻ”. Nó cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng không ngoài mật mã này.
6. Tại sao dùng Kinh Dịch dự đoán vô cùng chính xác?
Bởi vì dự đoán Kinh Dịch là khoa học, chứa đầy đại trí tuệ của nhân loại mà đến nay vẫn chưa khám phá hết. Thuật số Kinh Dịch là chi phái nội dung trọng yếu của ngũ thuật của Đạo giáo cổ đại. Thuật, là chỉ phương thức, phương pháp. Số, là chỉ lý số, khí số.
7: Phép biện chứng của Kinh Dịch là gì?
“Dịch, cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (Dịch, đến cùng cực tất sẽ biến đổi, biến đổi tất sẽ thông suốt, thông suốt tất sẽ lâu dài), đây là trong “Hệ từ” nói, cũng là một phép tắc biện chứng quan trong Kinh Dịch: “Thông biến trí cửu” (Thay đổi thông suốt cho đến lâu dài).

Sưu tầm và giản lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét